Thần Lương Hằng Ngày

Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh 17-24/12/ 2023

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa từ Honolulu Hawaii,

Nếu trước và sau Đại Lễ Phục Sinh đều có 1 tuần đặc biệt: Tuần Thánh và Tuần Bát Nhật Phục Sinh,

thì trước và sau Đại Lễ Giáng Sinh cũng thế: Tuần Bát Nhật trước GS và Tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh là thời điểm từ ngày 17 đến hết ngày 24/12,

trong đó, Giáo Hội tuyển chọn các bài Phúc Âm (2 ngày đầu theo Thánh Mathêu và 6 ngày còn lại theo Thánh Luca),

những bài Phúc Âm trực tiếp liên quan đến Mầu Nhiệm và Sự Kiện Nhập Thể của Con Thiên Chúa Làm Người.

Tuy nhiên, trong năm 2023 này, Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh lại bao gồm 2 Chúa Nhật, 

Chúa Nhật 17/12 và Chúa Nhật 24/12, ngày đầu và ngày cuối của Tuần Bát Nhật này.

Do đó, hai bài Phúc Âm cho ngày 17/12 (Gia phả Chúa Kitô) và ngày 24/12 (Ca Vịnh Giacaria Chúc Tụng Chúa)

được thay thế bằng 2 bài Phúc Âm của Chúa Nhật III (17/12) và Chúa Nhật IV (24/12).

Nếu trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật III đầu Tuần Bát Nhật trước lễ Giáng Sinh về "Đấng đến sau" Tiền hô Gioan, "Đấng ở giữa quí vị mà quí vị không biết",

thì trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật IV cuối Tuần Bát Nhật trước lễ Giáng Sinh cho biết

Đấng ấy "cai trị đời đời trong Nhà Giacóp... là Con Đấng Tối Cao... là Con Thiên Chúa".

Đó là "mầu nhiệm muôn đời vẫn giữ kín thì nay được tỏ bày" (Bài Đọc II CN IV MV), mầu nhiệm về một Đấng "Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Gioan 1:14).

Với cảm nghiệm sống động được "Thiên Chúa là thần linh" (Gioan 4:24), là "Thiên Chúa vô hình" (Colose 1:15), "đã trở nên hữu hình" (1Gioan 2),

một cảm nghiệm tràn đầy Niềm Vui Emmanuel, chúng ta hân hoan cử hành PVLC Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh ở những đường links sau đây:

bé tĩnh




Tuần Bát Nhật trước Lễ Giáng Sinh 17-24/12/2023

 TuNhapTheDenGiangSinh.mp3 / https://youtu.be/FmPn3g9t9Bg

MV.CNIII-B.mp3 / https://youtu.be/t0RUOkki6KM (từ mp3) / 

https://youtube.com/live/LixDCI9LSjs (livestream trực tuyến)

 DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCNIII.MV.B.mp3 / 

https://youtu.be/r5SmDunbdrY

TienHoGioanTayGia-DauBaoDangThienSai.mp3 / 

https://youtu.be/77iPhEdK3bU

Ngay.18-12.mp3

Ngay.19-12.mp3

Ngay.20-12.mp3

Ngay.21-12.mp3

ThanhPheroCanisio.mp3 / 

https://youtu.be/8DjB_7NfoJk

Ngay.22-12.mp3 

MV.Ngay23-12.mp3 

ThanhGioanKety.mp3 / https://youtu.be/NI2rerq1Up0 

MV.CNIV-B.mp3 / https://youtu.be/Dt2b0ooQIsU (từ mp3) /

 https://youtube.com/live/46RXUVfjVAk (livestream trực tuyến) 

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinMV.CNIV-B.mp3 / 

https://youtu.be/CYFkqePm10U

 

 


Suy nghiệm Lời Chúa 

Hôm nay, Chúa Nhật Thứ III Mùa Vọng, theo lễ nghi, Giáo Hội thắp lên cây nến hồng trên cung thánh, một trong 4 cây nến của Mùa Vọng, (với 3 cây khác mầu tím), một cây nến hồng duy nhất mang mầu sắc vui mừng, một tính chất vui mừng được phản ảnh trong Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, rõ ràng nhất ở Bài Đọc 1, Bài Đáp Ca lẫn Bài Đọc 2, về cả mặt văn từ: "Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi" (Bài Đọc 1); "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi" (Đáp Ca) và "Anh em thân mến, anh em hãy vui mừng luôn..." (Bài Đọc 2). 

Chỉ duy có Bài Phúc Âm là bài đọc chính yếu của Phụng Vụ Lời Chúa thì lại dường như không có câu nào có tính cách vui mừng về văn tự như Bài Đọc 1, Bài Đáp Ca và Bài Đọc 2. Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm B hôm nay không phải là Bài Phúc Âm theo Thánh ký Marco như tuần trước, mà là bài theo Thánh ký Gioan, một bài Phúc Âm có nội dung cũng tương tự như Bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho Chúa Nhật II Mùa Vọng, cũng về ơn gọi và sứ vụ của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả: "Tôi là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi...", một lời kêu gọi dân Chúa hãy dọn đường cho một "Ðấng đến sau... tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người". 

Tuy nhiên, nếu ở Bài Phúc Âm theo Thánh Ký Marco cho Chúa Nhật II Mùa Vọng liên quan đến chung dân Do Thái: "dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan", thì ở Bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan cho Chúa Nhật III tuần này lại liên quan đến riêng thành phần có thẩm quyền và thông luật trong dân: "những người Do-thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông", bao gồm cả "những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến" bấy giờ, nhưng các vấn nạn của họ đã tạo cho Vị 

 Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cơ hội để trực tiếp minh xác về bản thân của ngài và đồng thời nhờ đó gián tiếp minh chứng về Đấng đến sau ngài. 

Theo chiều hướng chung của Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III Mùa Vọng thì tính cách vui mừng ở đây dường như liên quan đến Thánh Thần ở nơi bản thân của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng như ở nơi những ai tin tưởng vào vị tiền hô này. Vì ở đâu có Thánh Thần thì ở đấy được canh tân và có sự sống.

Ở Bài Đọc 1 hôm nay, lời Tiên Tri Isaia, một lời từng được Đấng đến sau Tiền Hô Gioan Tẩy Giả khi bắt đầu tỏ mình ra đã tự nhận là ứng nghiệm nơi bản thân Người bấy giờ (xem Luca 4:21), cũng có thể áp dụng cho cả trường hợp của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, chẳng những ở chỗ vị tiền hô này, một cách khách quan, đã được "Thánh Thần Chúa ngự trên", nhờ đó ngài mới có thể "đem tin mừng cho người nghèo khó..." và "công bố năm hồng ân của Thiên Chúa", mà còn ở chỗ, theo chủ quan, chính ngài cũng cảm thấy niềm vui vì bản thân ngài được cứu độ bởi Đấng đến sau: "Tôi hớn hở vui mừng trong Chúa, và lòng tôi hoan hỉ trong Chúa tôi, vì Người đã mặc cho tôi áo phần rỗi, và choàng áo công chính cho tôi".

Đúng thế, hai nhân vật trong cả loài người được cứu độ bởi Đấng đến sau mình là Chúa Giêsu Kitô, trước hết là Mẹ Maria, ngay từ khi Mẹ vừa được hoài thai trong lòng mẹ của mình,  và sau nữa là Tiền Hô Gioan Tẩy Giả của Người, ngay từ khi vị tiền hô này được cưu mang mới 6 tháng trong lòng mẹ, ngay lúc ngài nhẩy mừng trước sự hiện diện thần linh của Đấng đến sau là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) trong lòng Trinh Nữ Maria lên tiếng chào mẹ của ngài bấy giờ (xem Luca 1:44). Đó là lý do, trong Bài Đáp Ca hôm nay, một bài Đáp Ca được trích từ Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ Maria, bao gồm những câu chính yếu về bản thân Mẹ được Chúa cứu độ đặc biệt, những câu Tiền Hô Gioan Tẩy Giả cũng có thể hợp tiếng hòa ca với Mẹ Maria, và có lẽ thai nhi Gioan đã thông công bài ca Vịnh Ngợi Khen này với Mẹ Maria ngay khi Mẹ cất tiếng ngợi khen cảm tạ Lòng Thương Xót Chúa cho chính bản thân Mẹ cũng như cho chung dân Do Thái, trong đó bao gồm trước hết và trên hết là thai nhi Gioan, vị tiền hô của Con Mẹ sau này:   

1) Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Ðấng Cứu Ðộ tôi, vì Người đã nhìn đến phận hèn tớ nữ Người; thực từ đây, thiên hạ muôn đời sẽ khen tôi có phước.

2) Vì Ðấng đã làm cho tôi những điều trọng đại, Người quyền năng, và danh Người là thánh. Ðức từ bi Người từ đời nọ tới đời kia dành cho những ai kính sợ Người.

3) Kẻ đói khát, Người cho no đầy thiện hảo; bọn giàu sang, Người đuổi về tay không. Chúa đã nhận săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng từ bi của Người. 

Theo chiều hướng chung của Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật III Mùa Vọng thì tính cách vui mừng ở đây chẳng những liên quan đến Thánh Thần ở nơi bản thân của Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả mà còn ở nơi những ai tin tưởng vào vị tiền hô này nữa. Đó là lý do, nếu Bài Đọc 1 nhắc đến "người nghèo khó" làthành phần mới được nghe (về tư cách) rao giảng tin mừnghay mới nghe được (về khả năng) tin mừngnghĩa là mới hiểu được tin mừng và mới chấp nhận tin mừng, thì mới thấy được xác tín chính xác của Mẹ Maria trong Bài Đáp Ca: "Kẻ đói khát, Người cho no đầy thiện hảo; bọn giàu sang, Người đuổi về tay không".

Vậy, thành phần có thẩm quyền và thông luật trong dân là "những người Do-thái từ Giêrusalem sai các vị tư tế và các thầy Lêvi đến hỏi ông", bao gồm cả "những người thuộc nhóm biệt phái cũng được sai đến" với Vị Tiền Hô Gioan Tẩy Giả bấy giờ trong Bài Phúc Âm hôm nay có phải là "người nghèo khó" hay chăng, hay thuộc thành phần "bọn giầu sang" tự cao tự đại tự mãn mình thông luật và giữ luật, tưởng mình như thế là công chính, nên bị "đuổi về tay không"? Bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần II Mùa Vọng đã chất chứa câu trả lời của Chúa Giêsu về họ như một đám trẻ con hoang dại: "Ta sẽ so sánh thế hệ này với ai? Họ giống như bọn trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng: 'Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên! Vì Gioan đến, không ăn không uống, thì họ nói: 'Ông ta phải quỷ ám!'", nghĩa là, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định về họ trong Bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần II Mùa Chay: "Elia đã đến rồi, và họ không nhận biết ông, nhưng đã đối xử với ông như ý họ... Bấy giờ các môn đệ hiểu Chúa Giêsu nói với họ về Gioan Tẩy Giả".

Nguyên tắc cũng là đường lối phải "nghèo khó" trong tâm hồntheo Bài Đọc 1, hayphải "đói khổ" về tinh thầntheo Bài Đáp Ca hôm naymới được "Nước Đức Chúa Trời làm của mình vậy" (Mathêu 5:3) chẳng những áp dụng cho dân Do Thái nói chung, nhất là cho thành phần lãnh đạo và thông luật trong dân, thành phần chờ đón Đấng Thiên Sai của họ, mà còn áp dụng cho cả thành phần Kitô hữu, đã công nhận Đấng Thiên Sai của dân Do Thái chính là Đấng Cứu Thế của mình nữa. Họ chỉ có thể tiếp tục tin tưởng hay trung thành với Đấng Thiên Sai Cứu Thế của họ một cách "toàn vẹn trong ngày Ðức Giêsu Kitô Chúa ngự đến", đến lần thứ hai, ở chỗ, như Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại đã khuyên dụ và cảnh giác Kitô hữu giáo đoàn Thessalonica ở Thư Thứ Nhất trong Bài Đọc 2 hôm nay: "Ðừng dập tắt Thánh Thần; đừng khinh khi các lời tiên tri, nhưng hãy nghiệm xét mọi sự, điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy tránh xa sự dữ dưới mọi hình thức".

Nhờ đó, chính họ cũng trở thành một Tiền Hô dọn đường cho Chúa Kitô đến lần thứ hai trong vai trò ngôn sứ "chứng nhân của Thày... cho tới tận cùng trái đất" (Tông Vụ 1:8), bởi chính họ, nơi Giáo Hội của Chúa Kitô, nhờ Phép Rửa và Thêm Sức, cũng đã "nhận được quyền lực từ trên cao khi Thánh Thần ngự xuống trên các con" (Tông Vụ 1:8), và vì thế, Câu Xướng Trước Phúc Âm cho Chúa Nhật III Mùa Vọng hôm nay cũng phải xuất phát từ tâm hồn vui mừng của họ và vang lên nơi môi miệng hoan cả của họ: "Alleluia, alleluia! - Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó. - Alleluia".